Thursday, January 31, 2019

Hội Bảo Tồn Truyền Thống Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Nhật

Hội bảo tồn truyền thống QLVNCH tại Nhật là nhóm nghiên cứu lịch sử đang hoạt động tại Nhật.
Thành viên bao gồm người Nhật và người Việt nam đang sống tại Nhật,nghiên cứu và tái hiện lịch sử Việt Nam, quân lực Việt nam Cộng hòa trên đất Nhật.
Thông qua việc tái hiện này chúng tôi thấy được sự hi sinh to lớn cũng như tinh thần trách nhiệm đấu tranh đến cùng để bảo vệ tổ quốc của những người lính Việt nam cộng hòa, mục đích là thông qua việc trải nghiệm lại thời kì khó khăn đó giúp chúng tôi hiểu sâu hơn lịch sử Việt nam, cũng như tỏ lòng thành kính đến các vị đã hi sinh trong chiến tranh.
Hoạt động này của chúng tôi đã được hội bảo tồn truyền thống QLVNCH ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đại diện là ông Phạm Hòa công nhận, năm 2015 ông đã tặng cho hội cái tên là Hội bảo tồn truyền thống QLVNCH tại Nhật.
Chúng tôi sẽ nỗ lực nghiên cứu nghiêm túc lịch sử cũng như luôn dành tình cảm,sự tôn kính đối với người dân Việt Nam cũng như những người lính Việt nam cộng hòa.Chúng tôi luôn mong đợi cảm nhận cũng như ý kiến đóng góp của tất cả mọi người.

『在日本ベトナム共和国軍伝統保存会』は、日本で活動している歴史研究グループです。メンバーは日本人と在日ベトナム人で構成されており、ベトナム共和国軍およびベトナムの歴史に関する研究、リエナクトメント(Reenactment)を日本各地で行っています。
私たちはリエナクトメントを通じて、ベトナム戦争で多大な犠牲を払いながらも最後まで祖国防衛の任務に当たったベトナム共和国軍人の雄姿を偲び、またあの苦難の時代を疑似体験することでベトナムの歴史への理解を深め、全ての戦争犠牲者への追悼を捧げる事を目的としています。
こうした私たちの活動はアメリカ合衆国カリフォルニア州で活動する『ベトナム共和国軍伝統保存会』代表のファム・ホア氏に認められ、2015年に『在日本ベトナム共和国軍伝統保存会 (Hội Bảo Tồn Truyền Thống QLVNCH tại Nhật)』のグループ名を授与されました。
私たちは今後も、ベトナム共和国軍人およびベトナム国民への敬意と愛情を以って、歴史研究活動に真摯に取り組んでいく所存です。皆様からの感想やアドバイスをお待ちしております。

The "Republic of Vietnam Armed Forces Preservation Association (RVNPA) in Japan" is a history research group active in Japan. Our group is formed by Japanese and Vietnamese people in Japan, and we research and hold a Reenactment about the history of the RVNAF and Vietnam at some places of Japan.
Through the Reenactment, we aim to learn deeply and remenber the gallant figure of the RVNAF soldiers who had been serving till the last to protect their mother country even they paid great sacrifice. Also we want to remenber all victims of the war by simulating that miseries era.
Our activities were appreciated by Mr. Phạm Hòa, holding the RVNPA in California, USA, and he named us "RVNPA in Japan" in 2015.
We will keep on our history researching sincerely with respect and love for the RVNAF soldiers and Vietnamese people. We are looking forward to receiving your opinions or advices.

Wednesday, June 9, 2010

Tiêu Chuẩn Đạo Đức Của Ký Giả Chuyên Nghiệp Hoa Kỳ


Tiêu Chuẩn Đạo Đức Của Ký Giả Chuyên Nghiệp Hoa Kỳ
hoặc: Lương Năng Chức Nghiệp của Ký Giả Hoa Kỳ

Lời phi lộ: Vào năm 2004 - giữa lúc cuộc tranh cử tổng thống của hai ứng viên George W. Bush và John Kerry diễn ra gay go, một tài liệu nói rằng George W. Bush đã trốn tránh chiến tranh Việt Nam bằng cách chạy chọt để vào Lực Lương Phòng Vệ Tiểu Bang Texas do Dan Nather tung ra trong chương trình CBS’60 Minutes buổi tối với hằng triệu khán giả. Tin này có thể làm lật cán cân chiến thắng về phía TNS. John Kerry. Nhưng sau đó CBS đã phải sa thải Dan Nather vì họ không sao chứng minh được tính cách xác thực của tài liệu loan đi, chấm dứt 54 năm sống đế vương và đầy quyền thế trong nghành truyền hình của Dan Nather. Sau đó CBS cũng sa thải luôn bà Mary Mapes là người chịu trách nhiệm sọan thảo chương trình và 03 producer khác có liên quan đến bản tin của Dan Nather. Rồi vào ngày 07 Tháng 06, 2010 vừa qua, bà Helen Thomas- một phóng viên chuyên lấy tin từ Tòa Bạch Ốc cũng đã chấm dứt sự nghiệp đầy vinh quang của mình trong 50 năm chỉ vì những lời tuyên bố về Do Thái gây chỉ trích từ khắp mọi phía.

Hai sự kiện nêu trên khiến tôi thắc mắc tự hỏi không biết các hãng thông tấn, các tòa báo, các hãng truyền hình Hoa Kỳ đã tuân thủ những quy tắc đạo đức nào mà họ sẵn sàng sa thải ngay, chứ không phải chỉ xin lỗi khơi khơi, khi phóng viên, ký giả hoặc người phụ trách chương trình của họ phạm phải lỗi mà công luận Hoa Kỳ không tha thứ. Quy tắc đạo đức đó ra sao? Từ đó tôi tò mò tìm kiếm và may mắn có được, nay xin cống hiến quý vị xem chơi cho biết. Nhưng trước khi dịch tòan văn tài liệu nhan đề Society of Professional Journalist: Code of Ethics tôi xin mạo muội làm rõ nghĩa hai chữ Professional Journalist. Professional Journalist theo tôi - có nghĩa là những ký giả/thông tín viên/nhà báo chuyên nghiệp, làm việc có trả lương (có khi lên tới vài chục triệu), có thẻ ký giả của một tòa báo, hãng thông tấn, hãng truyền hình nào đó, chứ không phải là những người viết free (không lương), không thẻ hành nghề, hứng thì viết chơi và không chính thức là nhân viên của một tòa báo, hãng tuyền hình hoặc hãng thông tấn nào.

Society of Professional Journalists: Code of Ethics
- Lời Mở Đầu (Preamble)

Hội viên của Hiệp Hội Ký Giả Chuyên Nghiệp Hoa Kỳ tin rằng công luận sáng tỏ là điềm báo trước cho công lý và là nền tảng của dân chủ. Chức năng của các ký giả là xúc tiến những mục tiêu đó và cung ứng một bản tường trình công bằng, toàn diện về một biến cố hay một vấn đề. Ký giả có lương tâm của tất cả cơ quan truyền thông hoặc các nghành truyền thông chuyên biệt - nỗ lực phục vụ công chúng một cách hòan hảo và công bằng. Chính trực trong nghiệp vụ là trụ cột tạo uy tín cho ký giả. Các hội viên của Hội cùng chia xẻ, cống hiến vào tác phong đạo đức, đồng thời chấp thuận và công bố những những quy tắc của Hiệp Hội cùng những tiêu chuẩn hành nghề như sau:

II- Tìm Kiếm Sự Thực Và Tường Trình ( Seek Truth And Report It)

Ký giả phải chân thật, công bằng và can đảm trong việc thu lượm tin tức, tường trình và giải thích nguồn tin. Ký giả/phóng viên phải:

- Kiểm chứng lại tính xác thực của tin tức từ tất cả các nguồn gốc, tránh sơ xuất. Không bao giờ được bóp méo tin tức.

- Nỗ lực tìm cho ra chủ thể/nhân vật chính của bản tin để họ có cơ hội trả lời về những cáo buộc.

- Nhận ra các nguồn tin khi nào thấy đáng tin. Công chúng đòi hỏi sự xác tín càng nhiều càng tốt từ nhiều nguồn tin.

- Luôn luôn hỏi động cơ (motives) tức lý do tại sao trước khi ghi “anonymity” tức “người cho tin xin được phép dấu tên”.

- Phải bảo đảm rằng những tin hàng đầu, tin diễu cợt, tài liệu quảng cáo, hình ảnh, video, phát thanh, tranh vẽ/chữ, một đọan của diễn văn/ đọan văn ngắn, lời trích dẫn…không được trình bày sai lạc. Cũng không thể quá đơn giản hoặc “phóng đại tô màu” (highlight) thêm làm sai lạc nội dung.

- Không được bóp méo nội dung của tin lấy ra từ hình ảnh (news photos) hoặc video. (1) Luôn luôn phải xin phép khi dùng hình ảnh để làm phong phú thêm cho bản tin. Phải phụ chú các hình ảnh đính kèm theo tin.

- Tránh hướng dẫn sai lạc khi diễn lại các sự kiện xảy ra trong quá khứ (re-enactments) (2). Nếu sự diễn lại là cần thiết thì cần phải phụ chú.

- Tránh giả dạng hoặc dùng những phương pháp lén lút để thu lượm tin, ngọai trừ khi nào những phương thức công khai thường lệ không thể khai thác tin rất cần thiết cho công luận. Khi dùng tới phương thức này thì phải giải thích trong bản tường trình.

- Không bao giờ được ăn cắp tin (của người khác)

- Can đảm tường trình khi tin tức có tính cách đa chủng hoặc có tính cách nghiêm trọng cho dù có trái với ý muốn của công chúng đi nữa.

- Xem xét giá trị văn hóa của bản tin và tránh gán ghép những giá trị văn hóa đó cho người khác.

- Tránh thiên kiến về chủng tộc, phái tính, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, địa lý, khuynh hướng về dục tính, khuyết tật, hình dáng con người và địa vị xã hội.

- Hỗ trợ cho việc đổi chất công khai các quan điểm, cho dù các quan điểm đó mình không thích (ghét).

- Cho người không có tiếng nói được cơ hội nói và những nguồn tin chính thức cũng như không chính thức đều có giá trị ngang nhau.

- Phải phân biệt rõ sự bênh vực và tường trình khách quan. Khi có phân tích hoặc bình luận thêm thì phải nêu rõ và không được trình bày sai lạc sự kiện hay nội dung.

- Phải phân biệt rõ tin lấy ra từ các quảng cáo (3) và tránh lọai pha trộn làm mờ ranh giới giữa hai lọai.

- Phải ghi nhận một trách vụ đặc biệt – nếu là công việc chung (việc công) thì phải được điều hành một cách công khai và các tài liệu/hồ sơ phải được mở cho mọi người xem xét.

III- Giảm Thiểu Tại Hại (Minimize Harm)

Ký giả có lương tâm (đạo đức) phải đối xử với nguồn cung cấp tin tức, người bị đề cập tới (chủ thể của tin), đồng nghiệp như một con người và phải kính trọng họ. Ký giả/phóng viên phải:

- Bày tỏ sự bao dung (compassion) đối với những ai bị ảnh hưởng xấu hoặc bị thù ghét vì bản tin. Phải tế nhị trong khi tiếp xúc với trẻ em, các người cho tin hoặc chủ thể của bản tin thiếu kinh nghiệm. (4)

- Phải tế nhị khi lấy tin, phỏng vấn hoặc chụp hình những ai đang phải trải qua một thảm nạn hoặc tình cảm đớn đau. (5)

- Phải biết rằng khi săn tin rồi tường trình, bản tin đó có thể gây thiệt hại hoặc tạo buồn phiền cho người ta. Thu lượm tin tức không phải là cái bằng để kiêu ngạo (license for arrrogantce).

- Phải nhớ rằng công dân thường có nhiều quyền kiểm sóat các dữ kiện liên quan đến cuộc đời họ hơn là các viên chức chính quyền hoặc những người đang vận động tranh cử, hoặc đang tạo ảnh hưởng hoặc đang muốn gây sự chú ý của quần chúng. (6) Chỉ khi nào quyền lợi công cộng cao hơn thì mới có thể biện minh cho sự xâm phạm vào đời tư cá nhân.

- Hãy trình bày đúng mức (good taste). Tránh việc dẫn dắt tới những gì lạ lùng gớm ghiếc.

- Phải thận trọng khi nhận dạng (nêu danh tánh) những nghi can vị thành niên hay nạn nhân của những vụ hãm hiếp/xâm phạm tiết hạnh.

- Phải suy nghĩ chín chắn trong việc nói rõ danh tính những can phạm hình sự trước khi có hồ sơ truy tố chính thức.

- Phải quân bình giữa quyền nghi can được xét xử công bằng và quyền của công chúng được biết rõ nội vụ.

IV- Hành Động Độc Lập (Act Independently)

Ký giả/phóng viên không đặt một thứ quyền lợi nào khác hơn là quyền của công chúng được quyền biết sự thật. Ký giả/phóng viên phải:

- Tránh mâu thuẫn về quyền lợi (conflict of interest) trước mắt hay có thể cảm nhận thấy. (7)

- Không dính líu tới các hội đòan, các họat động để tránh gây tổn thương đến sự chính trực và uy tín của mình.

- Từ chối quà cáp, ưu đãi, chi phí, du lịch miễn phí, đặc quyền đặc lợi, tránh công việc phụ thêm, tham gia vào chính trị, cơ quan công quyền hoặc các dịch vụ của các tổ chức cộng đồng nếu nó làm tổn thương đến sự chính trực của ký giả.

- Công bố các đụng chạm/tranh chấp không thể tránh né được.

- Cảnh giác và can đảm giữ gìn những điều đó với tinh thần trách nhiệm.

- Từ chối đặc ân của các nhà quảng cáo, các nhóm quyền lợi và chống lại áp lực của họ muốn gây ảnh hưởng tới việc loan truyền tin tức.

- Cảnh giác với những người cung cấp tin khi đòi đặc ân hoặc tiền bạc, tránh trả giá để lấy tin.

V- Phải Có Tinh Thần Trách Nhiệm (Be accountable)

Phóng viên/ký giả phải có tinh thần trách nhiệm với độc giả, thính giả, khán giả và với nhau. Ký giả/phóng viên phải:

- Làm sáng tỏ và giải thích sự loan tải tin tức đồng thời mời đối thọai với công chúng về chức năng của ký giả.

- Khuyến khích công chúng không nên than phiền giới truyền thông.

- Thú nhận lỗi lầm và sửa chữa ngay.

- Phơi bày (không dấu diếm) lối hành xử thiếu đạo đức của ký giả và cơ quan truyền thông.

- Cam kết tôn trọng những tiêu chuẩn cao mà những tiêu chuẩn này ứng dụng cho người khác.

* * *

Tiêu Chuẩn Đạo Đức Của Ký Giả Chuyên Nghiệp Hoa Kỳ được hằng chục ngàn ký giả tự nguyện tôn trọng không phân biệt nơi chốn hay chỗ đứng và được áp dụng rộng rãi trong phòng làm tin và lớp học như là một tiêu mẫu cho hành vi đạo đức. Bản tiêu chuẩn không phải là một lọat những” luật lệ”mà là nguồn tham khảo cho việc quyết định có tính cách đạo đức. Nó không phải – và không nằm dưới Tu Chính Án Số Một- có tính cưỡng hành pháp lý.

Bản sao của văn bản này được chấp thuận trong Đại Hội Tòan Quốc Của Ký Giả Hoa Kỳ năm 1996, sau nhiều tháng nghiên cứu và thảo luận giữa các hội viên. Tiêu Chuẩn Đạo Đức Đầu Tiên của Sigma Delta Chi (tên khác của Hiệp Hội Ký Giả Chuyên Nghiêp Hoa Kỳ) được vay mượn từ Hiệp Hội Các Nhà Biên Tập Báo Chí Hoa Kỳ năm 1926. Năm 1973, Sigma Delta Chi tự soạn lấy bản tiêu chuẩn đạo đức, sau đó bản này được duyệt lại vào các năm 1984, 1987 và 1996.

Người dịch: Đào Văn Bình (8)

Chú thích của người dịch:

(1) Ví dụ hai nguời đàn ông và đàn bà nói chuyện riêng với nhau bên lề một cuộc họp, không thể bóp méo bằng cách ghi chú dưới bức hình rằng hai người đang tình tự với nhau.

(2) Diễn lại một vụ án giết người

(3) Như các quảng cáo tranh cử

(4) Ngu ngơ, còn chưa quen với báo chí.

(5) Chẳng hạn một tai nạn máy bay thảm khốc, hoặc gia đình người ta đang đau đớn vì có người bị giết chết v.v…

(6) Muốn nổi tiếng.

(7) Ví dụ làm một phóng sự tố cáo sự bê bối của một thẩm mỹ viện trong khi vợ mình đang làm chủ một thẩm mỹ viện khác và là đối thủ của thẩm mỹ viện nói trên.

(8) Chắc chắn bản dịch không hòan hảo. Nếu vị nào có bản dịch chính xác hơn xin gửi cho trong tinh khiêm tốn học hỏi. Chân thành cảm tạ.

Friday, April 16, 2010

QLVNCH


Lãnh thổ VNCH được chia thành bốn vùng chiến thuật và một biệt khu thủ đô. Tính tới ngày ký hiệp định ngưng bắn tháng 2-1973 tại Paris, QLVNCH có 220.000 Chủ-Lực quân gồm mười một sư đoàn Bộ Binh, mang số 1,2,3,5,7,9,18,21,22 và 25. Ngoài ra còn có hai sư đoàn Tổng Trừ Bị là SD.Nhảy Dù và SD.Thuỷ Quân Lục Chiến, mười lăm liên đoàn Biệt Ðộng Quân (quân số mỗi liên đoàn tương đương với một trung đoàn Bộ Binh, gồm 3 tiểu đoàn và một đại đội trinh sát) và liên đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù thuộc binh chủng Lực Lượng Ðặc Biệt.

+ CÁC QUÂN BINH CHỦNG YỂM TRỢ :

- PHÁO BINH : Gồm 66 tiểu đoàn và 164 trung đội pháo biệt lập, với 1.492 khẩu pháo đủ loại (105-155-175 ly) và bảy tiểu đoàn pháo binh phòng không.

-THIÊT GIÁP : Gồm 22 thiết đoàn và 51 chi đoàn thiết giáp biệt lập, sử dụng 2074 xe bọc sắt đủ loại như M113,114 thiết vận xa và chiến xa M41, 48.

-KHÔNG QUÂN : Có 6 sư đoàn chiến thuật với quân số cơ hữu trên 41.000 người, được phân phối như sau : Sư Ðoàn 1 Không Quân ở Ðà Nẳng, SD 2- Không Quân ở Nha Trang, Sư Ðoàn 3 Không Quân ở Biên Hòa, Sư Ðoàn 4 Không Quân tại Cần Thơ, Sư Ðoàn 5 Không Quân ở Sài Gòn và Sư Ðoàn 6 Không Quân-Pleiku. Không Quân có 66 Phi Ðoàn gồm 22 Phi Ðoàn Chiến Ðấu với 510 phi cơ đủ loại, trong số này có 30 chiếc phản lực cơ tối tân F.5E. Ngoài ra còn 25 Phi Ðoàn Trực Thăng Võ Trang với 900 chiếc, năm Phi Ðoàn Vận Tải với 80 phi cơ từ C47,Dakota,C123,C130 và mười bốn phi đoàn Trinh Sát với 360 trinh sát cơ.

Binh chủng Không Quân có Trung Tâm Huấn Luyện Sĩ Quan Không Quân tại Nha Trang rất nổi tiếng. Sau ngày 30-4-1975, chỉ có 172 phi cơ đủ loại của KQ.VNCH bay sang đươc Thái Lan và một số ít trực thăng, bay ra các chiến hạm Mỹ tại Biển Ðông.

- HẢI QUÂN : Tính đến năm 1975 quân số lên tới 39.000 người, gồm 1611 tàu thuyền đủ loại, được phân thành 5 vùng Duyên Hải, hai vùng Sông Ngòi và một hạm đội Tuần Duyên có 83 chiến hạm đủ loại.

Hải quân có bốn Lực Lượng Ðặc Nhiệm thuộc Hành Quân Lưu Ðộng Sông : Lực Lượng 211 Thủy Bộ, Lực Lượng 212 Tuần Thám, Lực lượng 214 Trung Ương và Lực Lượng 99 Ðặc Nhiệm.

Ngoài ra còn có Lực Lượng 213 Duyên Phòng, Liên Ðoàn Tuần Giang, 28 Duyên Ðoàn, 20 Giang Ðoàn Xung Phong, 3 Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân, trong đó Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang dành cho các Sĩ Quan Hải Quân

- CƠ CẤU TIẾP VẬN : Gồm năm Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận tại các Quân Khu, riêng Vùng II có 2 cơ cấu tiếp vận, BCH2 đóng tại Qui Nhơn và BCH5 đóng tại Nha Trang, sau đó dời về bán đảo Cam Ranh khi Mỹ rút về nước.

Tổng Cục Tiếp Vận đóng tại Sài Gòn, gồm các cơ cấu như Cục Quân Y, Quân Vận, Quân Cụ, Truyền Tin, Quân Bưu và Công binh. Tất cả có nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp cho các quân binh chủng cũng như các Tiểu Khu, Quân Trường.

Ngoài các lực lượng chính quy trên, còn có thêm 140.000 Ðịa Phương Quân, được tổ chức thành 367 Tiểu Ðoàn và 85 Ðại Ðội Biệt Lập. Tất cả các đơn vi Ðịa Phương Quân được đặt dưới quyền sử dụng của Tiểu Khu Trưởng, Chi Khu Trưởng.

Từ sau Tết Mậu Thân 1968, nhiều quân nhân Bộ Binh cũng như các đơn vị tổng trừ bị, được thuyên chuyển vì lý do gia cảnh về nguyên quan. Do đó, nhiều Tiểu Ðoàn Ðịa Phương Quân tại Quảng Nam, Bình Thuận,Bình Tuy, Long Khánh, Hậu Nghĩa,Chương Thiện, Long An.. đã chiến đấu kiêu dũng, hào hùng không thua kém bất cứ một đơn vị nào của QLVNCH.

+ CÁC QUÂN TRƯỜNG VÀ ÐẠI ÐƠN VỊ NỔI TIẾNG CỦA QLVNCH :

- SƯ ÐOÀN NHẢY DÙ : Là một trong những đại đơn vị hàng đầu và kiêu hùng của QLVNCH. Binh chủng Nhảy Dù rất có kỷ luật, kỷ cương nên được sự mến mộ của đồng bào Miền Nam trong suốt cuộc chiến. Ðơn vị này chính thức được thành lập ngày 29-9-1954, khi Pháp giao lại cho Quân Ðội VNCH Chiến Ðoàn 3 Nhảy Dù (6A-P3), gồm các Tiểu Ðoàn 1, 3,4,5,6,7 do Thiếu Tá Ðổ Cao Trí làm Chỉ Huy Trưởng.

Ngay khi trở thành đơn vị chiến đấu nòng cốt của VNCH, Nhảy Dù đã nhập cuộc đánh tan lực lượng phản loạn của Bình Xuyên tại Sài Gòn-Chợ Lớn, cuối cùng tiêu diệt chúng tại sào huyệt ở tận Rừng Sát (Phước Tuy). Ngày 26-10-1959, Nhảy Dù được nâng từ Liên Ðoàn lên Lữ Ðoàn và do Trung Tá Nguyễn Chánh Thi làm Lữ Ðoàn Trưởng.

Do nhu cầu cuộc chiến càng lúc càng sôi động và leo thang, kể từ ngày 1-2-1965, lần nữa Nhảy Dù lại được nâng lên cấp Sư Ðoàn với đầy đủ các cơ cấu trực thuộc, từ đơn vị tác chiến tới yểm trợ. Sư Ðoàn có ba Lữ Ðoàn tác chiến, ba Tiểu Ðoàn Pháo Binh Dù, Một Tiểu Ðoàn Công Binh, Một Tiểu Ðoàn Quân Y, Các Ðại Ðội Trinh Sát, Ðiện Tử, Kỹ Thuật. Từ năm 1965 tới 1972, Trung Tướng Dư Quốc Ðống là Tư Lệnh Nhảy Dù. 1972 tới cuối tháng 4-1975, Tư lệnh Nhảy Dù là Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng.

Vào những ngày tháng 4-1975, Sư Ðoàn Dù thành lập thêm Lữ Ðoàn 4 Nhảy Dù, do Trung Tá Lê Minh Ngọc làm Lữ Ðoàn Trưởng. Chính Ðơn Vị này, đã cùng với Chiến Ðoàn 3, Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, đánh những trận cuối cùng tại vùng ven đô và ngay trong thành phố Sài Gòn, giống như các chiến sĩ của SD18BB tại Xuân Lộc do Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo chỉ huy, làm vỡ mật quân xâm lăng Bắc Việt trước khi Miền Nam bị sụp đổ.

- SƯ ÐOÀN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN : Từ ngày thành lập cho tới khi rã ngủ, binh chủng TQLC đã cùng với Nhảy Dù, Biệt Cách và Biệt Ðộng Quân, vẫy vùng khắp bốn vùng chiến thuật và các mặt trận ngoại biên.

Chính các điạ danh Ðầm Dơi (An Xuyân), thành phố Huế, quốc lộ 9 và nhất là Cổ Thành Ðinh Công Tráng (Quảng Trị).. đã đưa tên tuổi người lính TQLC/VN vào quân sử, hãnh diện đứng ngang hàng với các quân binh chủng thiện chiến nhất trên thế giới.

Binh chủng TQLC được chính thức thành lập vào tháng 10-1954, với quân số nồng cốt được tuyển chọn từ mọi binh chủng như Hải quân, Bộ binh và Biệt Kích. Với quân số ban đầu chừng 2400 người, TQLC thành lập Tiểu Ðoàn 1 và các Ðại Ðội Biệt Lập. Chính Tiểu Ðoàn 1/TQLC vào năm 1959, khi được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, giao cho trọng trách trấn giữ quần đảo Hoàng Sa. Nhờ vậy đơn vị này mới có cơ hội đánh đuổi Hải Quân Trung Cộng tới chiếm quần đảo trên, khi Hồ Chí Minh và Phạm Văn Ðồng, ký bán lãnh thổ VN cho Tàu vào năm 1958.

Từ đầu năm 1961, TQLC được tăng quân số lên 3321 người chia thành bốn Tiểu Ðoàn và các đơn vị yểm trợ, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Ngày 1-1-1962 được nâng thành Lữ Ðoàn có quân số 5483 người. Trong dịp Việt Nam hoá chiến tranh, TQLC được nâng thành Sư Ðoàn hơn 11.000 người, từ năm 1969 tới khi tan hàng. Tư lệnh cuối cùng của binh chủng là Thiếu tướng Bùi Thế Lân.

- BIỆT ÐỘNG QUÂN : Trong các đơn vị tổng trừ bị của QLVNCH, binh chủng Biệt Ðộng Quân bị thiệt thòi nhất, từ cơ cấu tổ chức cho tới vấn đề biệt phái xử dụng. Nguyên do vì BDQ không có Bộ Tư Lệnh mà chỉ có Bộ Chỉ Huy, qua các vị Chỉ Huy Trưởng như Thiếu Tá Phan Trong Chinh, Ðại Tá Lam Sơn, Ðại Tá Phan Xuân Nhuận, Ðại Tá Trần Văn Hai, Ðại Tá Trần Công Liễu và Thiếu Tướng Ðổ Kế Giai. Những ngày cuối cùng tháng tư đen, BDQ được nâng thành Sư Ðoàn .


BDQ được thành lập năm 1960, là một binh chủng biệt động cảm tử, nên được sử dụng tối đa trong các cuộc hành quân trực thăng vận, nhảy vào tận sào huyệt của VC, tại căn cứ hậu cần và mật khu khắp bốn vùng chiến thuật. Từ ngày thành lập tới khi rã ngủ, BDQ có 15 Liên Ðoàn gồm 45 TD chiến đấu.

BDQ có hai trung tâm huấn luyện tâi Trung Hòa (Củ Chi-Hậu Nghĩa) và Dục Mỹ (Khánh Hòa). Ðây chính là lò luyện thép, huấn luyện tân binh cùng với các khoá học về Rừng Nuí Sình Lầy-Biệt Ðộng, cho các cấp Hạ Sĩ quan và Sỉ Quan/QLVNCH.

Trong suốt cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1960-1975), dân chúng sống ở Vùng 4 Chiến Thuật, không ai là không biết tới uy danh lừng lẫy của những Con Cọp, thuộc các Tiểu Ðoàn 41,42,43 và 44 BDQ. Năm 1967, Tiểu Ðoàn 37 BDQ là đơn vị duy nhất của QLVNCH, được biệt phái cho Hoa Kỳ, để trấn giữ căn cứ Khe Sanh. Trong suốt thời gian chiến đấu, TD này đã giữ vững phòng tuyến, dù bị bắt làm tiền đồn và bị cọng sản tấn công biển người. Sự kiện trên, đã làm cho các quân nhân Hoa Kỳ thêm kính nể QLVNCH. Ngoài ra, hai Tiểu Ðoàn 21 và 39 BDQ thuộc Liên Ðoàn 1/BDQ cũng là những đơn vị thiện chiến nhất của binh chủng, làm rạng rỡ màu mủ nâu, trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 và tại mặt trận Sa Huỳnh (Quảng Ngải) năm 1973. Riêng TD 43 BDQ là đơn vị cuối cùng, tử thủ tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, tới trưa 30-4-1975, mới buông súng rã ngũ khi có lệnh bắt đầu hàng.

Từ năm1966 binh chủng BDQ cải tổ và thành lập các Liên Ðoàn, đặt trực thuộc Quân Ðoàn. Ngày nay khi nhớ về binh chủng, những quân nhân các cấp của BDQ luôn hãnh diện vì đã làm xong trách nhiệm đời trai. Nhiều cấp chỉ huy của binh chủng, đã đi vào quân sử như Chuẩn Tướng Trần văn Hai, Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Tá Võ Vàng, Thiếu Tá Trần Ðình Tự..

- LỰC LƯỢNG ÐẶC BIỆT : Chính thức thành lập từ năm 1957 cho tới ngày 1-1-1963, binh chủng LLDB thuộc Sở Liên Lạc Phủ Tổng Thống, gồm ba cơ cấu : Sở Bắc (sau đổi thành Nha Kỹ Thuật), Sở Nam (sau đổi thành Sở Liên Lạc) và Các Toán Lực Lượng Ðặc Biệt.

Sở Bắc đặc trách chiến lược tình báo ngoài lãnh thổ VNCH. Sở Nam trách nhiệm tình báo trong nước. Các Toán LLDB còn được gọi Biệt Kích hay Biệt Cách. Ðây là những đơn vị cảm tử, chuyên hoạt động sâu trong vòng địch đóng, không được quân bạn yểm trợ, nên mọi trường hợp nguy cấp, người Biêt Kích Quân, phải tự mưu sinh để sống còn. Từ năm1966, Hoa Kỳ chuyển giao toàn bộ lực lượng Dân Sự Chiến Ðấu (Mike Forces) cho Bộ Tư Lệnh LLDB/VN.

Là một binh chủng đặc biệt trong chiến tranh qui ước, nên quân số LLDB đã có lúc lên tới 36.000 người, bao gồm 66 Trại Lực Lượng Ðặc Biệt, nằm rải rác dọc theo biên giới Việt-Lào-Miên. Ðây chính là những chướng ngại vật của cộng sản Bắc Việt, trên đường xâm nhập vào lãnh thổ VNCH. Vì vậy từ năm 1965 về sau, nhiều trận đánh đẫm máu giữa bộ đội Hà Nội và LLDB tại Pleiku, Ben Het, Ðức Cơ, Dakto, Ðồng Xoài, Lộc Ninh, Tống Lê Chân, Kàtum, Bến Sỏi..

Bắt đầu từ năm 1970, các trại LLDB tại vùng biên giới bị giải tán, nên Biệt Kích Quân tại đây được chuyển sang Biệt Ðộng Quân Biên Phòng. Riêng quân số của Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta và Tiểu Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, được nhập chung thành Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, trực thuộc Phòng 3 Bộ TTM.

Những ngày cuối tháng 4-75 của đất nước, Chiến Ðoàn 3/ LD81 BCD của Thiếu Tá Phạm Châu Tài về bảo vệ Bộ TTM, đã tiêu diệt nhiều tăng pháo của Bắc Việt tại Ngã Tư Bảy Hiền, Bệnh Viện Vì Dân, Lăng Cha Cả Sài Gòn. Hai câu thơ bất hủ của một cô giáo, bị kẹt lại trong Mặt Trận An Lộc vào năm 1972, đã nói lên tinh thần quyết chiến và sự hy sinh tột cùng của người chiến sĩ Lực Lượng Ðặc Biệt :

‘ An Lộc Ðịa ố Sử ghi chiến tích

Biệt Cách Dù ố Vị Quốc vong thân . ‘

- TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA ÐÀ LẠT : Chính thức được thành lập tại Huế năm 1948, với nhiệm vụ đào tạo các sĩ quan trung đội trưởng. Năm 1950 trường di chuyển lên cao nguyên Ðà Lạt và đổi tên là Trường Võ Bị Liên Quân. Ngày 29-7-1959, Bộ Quốc Phòng ban hành Nghị Ðịnh số 317, cải tổ cơ sở huấn luyện trên thành một Trường Cao Ðẳng chuyên nghiệp. Theo đó các sĩ quan tốt nghiệp , ngoài căn bản quân sự vững chắc, còn có trình độ văn hóa tương đương với bậc đại học. Nhưng dù lý thuyết là thời gian thụ huấn phải đủ bốn năm và trình độ sinh viên được nhập khóa, phải có chứng chỉ Tú Tái Phần 2-ban A-B, nhưng thực tế các khóa học, cũng không đồng nhất và hoàn toàn tuỳ theo hoàn cảnh.

Do đó, từ khóa 1 tới khóa 11 phụ, thời gian học chỉ trên một năm.

Từ khóa 12 tới khóa 22A năm 1965, thời gian thụ huấn từ 1 năm rưởi ố 3 năm.

Bắt đầu khóa 22B (20-11-1965) cho tới khóa 27, thời gian thụ huấn đúng 4 năm.

Kháo 28 chỉ học 3 năm rưởi.

Khóa 29 học 2 năm rưởi.

Khoá 30 cuối cùng, nhập học ngày 31-1-1974, tới đầu tháng 4-1975, di tản về học chung với Trường Bộ Binh Thủ Ðức, được di chuyển tới Long Thành (Biên Hòa) và tan hàng. Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Trường Võ Bị là Trung Tá Chaix (1949) và cuối cùng là Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ.

Tọa lạc trên dãy đồi hùng vỷ của cao nguyên Lâm Viên, ngất ngưởng giữa trời xanh lộng gió, Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt bề thế, với lối kiến trúc tân kỳ, gồm đủ các phòng ốc, thư viện và phòng thí nghiệm. Tất cả do nhà thầu Hoa Kỳ đảm trách, đưa ngôi trường lên địa vị ngang hàng với các quân trường nổi tiếng nhất vùng Ðông Nam Á, cũng như trường Võ Bị West Point của Mỹ.

Những thanh niên thời đại của Miền Nam VN trong cơn ly loạn, ai nấy đều ao ước được trở thành Sĩ Quan Ðà Lạt, nhưng một số không toại nguyện vì sau này, điều kiện nhập học rất khó khăn. Sinh viên ngoài việc phải có chứng chỉ Tú Tài Phần 2-AB, còn phải qua một kỳ thi tuyển. Với các thiếu nữ VN, thì rất hãnh diện khi được sóng đôi với người yêu, trong bộ lễ phục Gabardine mùa đông, có màu Jasper với huy hiệu của Trường, trên cầu vai đỏ và nón két. Từ năm 1948 cho tới khi Miền Nam bị sụp đổ, Trường Võ Bị đã đào tạo được 4600 sĩ quan. Nhiều người được thăng cấp tướng, giữ các chức vụ then chốt trong quân đội cũng như các cơ cấu của chính phủ.

- TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ÐỨC : Từ tháng 10-1951, để đáp ứng nhu cầu chiến trường, hai trung tâm đào tạo sĩ quan trừ bị được thành lập tại Nam Ðịnh (Bắc Phần) và Thủ Ðức (Nam Phần). Chính khóa 1 SQTB đã được khai giảng cả hai nơi kể trên.

Ðể thống nhất việc giảng dạy, đầu năm 1952 trung tâm Nam Ðịnh được sáp nhập vào Thủ Ðức . Ngôi trường tọa lạc trên dãy đồi thấp thuộc xã Tăng Nhơn Phú, quận Thủ Ðức, tỉnh Gia Ðịnh. Từ đó trường liên tục được xây cất và chỉnh trang, trở thành một trong những trường Võ Bị, đẹp và lớn nhất vùng Ðông Nam Á.

Cuối năm 1955 trường Bộ Binh Thủ Ðức trở thành Liên Trường Võ Khoa Thủ Ðức, vừa đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị Bộ Binh, vừa huấn luyện chuyên môn cho các binh chủng như Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh, Truyền Tin , Quân Nhu, Quân Cụ và Quân Vận. Từ sau tháng 10-1961, phần lớn các trường chuyên môn được dời tới các địa điểm mới nhưng danh xưng Liên Trường vẫn còn được xử dụng, vì vẫn có ba trường hiện diện : Trường Bộ Binh-Trường Thiết Giáp ốTrường Võ Thuật Thể Dục Quân Sự.

Chương trình huấn luyện cho sinh viên sĩ quan Thủ Ðức gồm hai giai đoạn. Bắt đầu từ khóa 6 trở về sau, sinh viên tốt nghiệp mang cấp bậc Chuẩn uý trừ bị. Từ tháng 2-1969 cho tới ngày 30-4-1975, trung tâm trở lại danh xưng cũ ‘ Trường Bộ Binh Thủ Ðức ‘.Sau 24 năm hoạt động, trường đã đào tạo được 69 khóa Sĩ Quan trừ Bị, với 80.000 Sĩ Quan. Trong số này nhiều người đã trở thành tướng lãnh rất có tên tuổi như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (Tư Lệnh QÐ1), Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư Lệnh QÐ4), Thiếu Tướng Bùi Thế Lân (Tư Lệnh TQLC, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giam Ðốc CSQG)à

Ngày 27-4-1975, trường từ Long Thành dời về Thủ Ðức tại địa điểm cũ ở đồi Tăng Nhơn Phú. Sáng 30-4-1975, xe tăng T54 của cọng sản Bắc Việt tấn công trường nhưng cả 4 chiếc đều bị sinh viên sĩ quan tiêu diệt bằng đại bác 105 bắn trực xạ cũng như M72 và lựu đạn lân tinh.

- TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG : Tọa lạc tại đường Duy Tân Nha Trang, chính thức khai giảng từ tháng 8-1952 nhưng phải tới tháng 7-1955, trường mới thuộc chủ quyền hoàn toàn của VNCH.

Muốn được theo học, các sinh viên Hải Quân phải có Chứng chỉ Tú Tài 2-Ban B. Thời gian thụ huấn là 2 năm, về văn hóa sinh viên có trình độ tương đương bậc đại học. Ra trường, tốt nghiệp mang cấp bậc Thiếu Úy Hải Quân.

Do nhu cầu chiến trường, từ năm 1962-1968 sinh viên HQ chỉ học 18 tháng. Bắt đầu khóa 18 cho tới khóa cuối cùng là 26, sinh viên học đủ 2 năm. Suốt thời gian hoạt động, trường đã đào tạo được 2538 Sĩ Quan Hải Quân và 15.050 Chuyên viên Ngành HQ. Chỉ Huy Trưởng cuối cùng của trường là Phó Ðề Ðốc Nguyễn Thanh Châu (16-1-1973 tới 1-4-1975).

- LIÊN ÐOÀN NGƯỜI NHÁI : Nếu trên bộ có Biệt Kich-Biệt Cách, thì dưới nước có Người Nhái. Họ là những thanh niên thời đại, sống bằng lý tưởng nên xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, khi được giao phó những nhiệm vụ đặc biệt vô cùng nguy hiểm như ngăn chống lại Ðặc Công Thủy của Bắc Việt, vớt mìn, gở thủy lôi, cứu tù binh..

Ðược thành lập từ năm 1961, với danh xưng là ‘ Liên Ðội Người Nhái’ được huấn luyện tại Ðài Loan. Bắt đầu từ tháng 10-1962, Người Nhái Mỹ ( Seal West Coast ), phụ trách huấn luyện cho Người Nhái VNCH, tại các Trung Tâm Cát Lái, Nha Trang, Cam Ranh và Vũng Tàu. Muốn trở thành Biệt Hải, Người Nhái.. các quân nhân phải trải qua nhiều khóa huấn luyện gian khổ, giống như sự đào tạo một Ðiệp Viên Ngoại Hạng, trong chiến tranh nhà nghề. Do đó Người Nhái biết sử dụng tất cả cac loại vũ khí của Tây Phương cũng như Khối Cọng Sản, biết cách hoạt động, mưu sinh cũng như đào thoát , vì địa bàn hoạt động bao giờ cũng nằm sâu trong đất địch, không có quân bạn và yểm trợ. Thời gian huấn luyện của Người Nhái là 16 tuần, kể cả 10 tuần lễ Ðịa Ngục. Từ năm 1972 về sau, quân số Người Nhái tăng lên 600 người và trở thành Liên Ðoàn Người Nhái , gồm các Toán Hải Kích, Biệt Hải, Tháo Gỡ Ðạn Dược, Trục Vớt, Phòng Thủ Hải Cảng. Có tất cả 6 Khóa Huấn Luyện Người Nhái và Ðơn Vị Trưởng cuối cùng của Người Nhái là Hải Quân Trung Tá Trịnh Hòa Hiệp.

+ CÁC VỊ TƯỚNG LÃNH CỦA QLVNCH :

Từ ngày thành lập cho tới khi sụp đổ, QLVNCH có hơn 100 vị tướng lãnh. Người có cấp bậc cao nhất trong quân đội là Cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng QDVNCH. Nhiều tướng lãnh đã tử trận trước ngày 30-4-1975 như Cố Ðại Tướng Ðổ Cao Trí, tướng Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Bá Liên, Trương Quang Ân, Lê Ðức Ðạt, Nguyễn Văn Hiếu. Ngày 30-4-1975, khi TT Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, các tướng lãnh Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ .. đã lần lượt tự sát để bảo toàn danh dự quân đội và khí tiết của kẻ sĩ. Các tướng Lý Tòng Bá, Nguyễn Vĩnh Nghi, Phạm Văn Sang, Trần Văn Cẩm.. bi sa cơ giữa trận, còn Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng Chương Thiện, bị VC hành quyết tại Cần Thơ vào ngày 1-5-1975 vì không tuân lệnh đầu hàng.

Sau đó hơn phân nửa các tướng lãnh không bỏ chạy, đều bị bắt đi tù tại các trại giam khổ sai từ Nam ra Bắc, tận biên giới Viêt-Lào-Hoa. Chịu cảnh tù tội gần 17 năm, lâu nhất là các tướng Lê Minh Ðảo, Trần Quang Khôi, Dỗ Kế Giai, Lê Văn Thân và Trần Bá Di.

Từ ngày thành lâp cho tới khi rã ngủ ngày 30-4-1975, QLVNCH có hơn 100 tướng lãnh. Nhiều vị đã anh dũng nằm xuống giữa chiến trường như Ðổ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Bá Liên.. hoặc bỏ xác trong chốn lao tù cọng sản tận miền biên giới Hoa-Lào-Việt. Nói chung chỉ có một số rất ít, tham sống bỏ binh sĩ thuộc cấp, đeo máy bay Mỹ chạy ra ngoại quốc để chết già chết nhục trong sự quên lãng và cười khinh của miệng đời.

Nhưng may thay, giữa những kẻ hèn hạ cúi mặt ra đi, trong hàng ngủ tướng lãnh Miền Nam, còn có rất nhiều khuông mặt LỚN đầy UY VŨ HIÊN NGANG, chấp nhận cái chết liệt oanh làm banh mặt kẻ thù lúc đó, góp phần với đồng bào và các chiến sĩ vô danh anh hùng khác, , nêu tấm gương bất khuất của người lính trận, cái tiết tháo ngàn đời của đấng sĩ phu trí thức Hồng-Lạc và trên hết là TRÁCH NHIỆM-DANH DỰ của Cấp Chỉ Huy, Lãnh Ðạo : ‘Sinh vi Tướng, Tử Vi Thần ố Nhất tướng công thành vạn cốt khô nên Thành Mất Phải Mất Theo Thành ‘.Những danh tướng VN Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai.. ngay khi tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh bắt QLVNCH buông súng, rã ngủ đầu hàng Cọng Sản Ðệ Tam Quốc Tế lúc trưa ngày 30-4-1975, các vị trên đã tự tìm cái chết vinh, làm hãnh diện cho màu cờ và sắc áo của QLVNCH, mãi mãi trong dòng sử oai hùng Nước Việt.

Ba mươi lăm năm qua hay mấy ngàn năm nữa, chắc chắn ngày nào dân tộc Việt còn tồn tại, thì ngày đó vĩnh viễn QLVNCH vẫn hiên ngang có mặt trong những trang quân sữ hào hùng của nưóc nhà.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng Tư Ðen 2010

MƯỜNG GIANG

Sunday, November 1, 2009

Website Quân Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

(NS Ðoàn Kết và Tác Giả giữ bản quyền.
Ðược quyền trích đăng; yêu cầu ghi rõ tên tác giả và xuất xứ. Cám ơn.)


SVN Navy Coastal Security Service: The Gulf Raiders - (Trần Đỗ Cẩm)
Thiết Giáp QLVNCH Tại Hạ Lào: Dấu Chân Chiến Mã ... - (Trần Đỗ Cẩm)
Vì Sao Tân Cảnh Thất Thủ? - (Cựu Đại Tá Hà Mai Việt)
Đảo Chánh Ngày 1/11/1963 - (Phạm Bá Hoa)
Mặt Trận Ban Mê Thuột - (Phạm Huấn)
Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 Ngày 17/3/1975 - (Phạm Bá Hoa)
Thung Lũng Iadrang - (Hà Kỳ Lam)
Trận Làng Vei (Phần 1) - (Trần Ðỗ Cẩm)
Trận Làng Vei (Phần 2) - (Trần Ðỗ Cẩm)
Trận Làng Vei (Phần 3) - (Trần Ðỗ Cẩm)
Trận Làng Vei (Phần 4) - (Trần Ðỗ Cẩm)
Trận Làng Vei (Phần 5) - (Trần Ðỗ Cẩm)
Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa - Bình Thuận - (Hồ Ðinh)
Vết Xích Chiến Xa Trên Ðất Kontum - (Lê Quang Vinh - Chi Ðoàn 1/8)
Hổ Cáp - Gia Ðình 9 Kỵ Binh - (Hổ Cáp Trần Hữu Thành)
Cuộc Ðổ Bộ Trong Lòng Ðịch - (Trung Tá Nguyễn Ðăng Hòa)
Hải Long, Mặt Trận Miền Ðông Phan Thiết - (Mường Giang)
Ðịa Phương Quân & Nghĩa Quân Bình Thuận - (Mường Giang)
Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần - (Nguyễn Lý Tưởng)
Tướng Trần Thiện Khiêm ... - (Trần Ngọc Giang)
Trận Ðánh Cuối Cùng Của Thiếu Sinh Quân ... - (Nguyễn Anh Dũng & Lâm A Sáng)
Trung Úy Sơn - (Charles Kuralt - Hoàng Mai Ðạt chuyển ngữ)
Mùa Xuân Không Ðến - (Lê Bình)
Nguyên Văn bản Hiệp Ước Biên Giới Viêt - Hoa 1999
Oan Hồn Trên Xứ Huế - (Ngô Xuân Hùng chuyển ngữ)
Trận Phan Rang - (Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang)
The Easter Offensive (in English) - (Lt. Gen. Ngo Quang Truong)
Ðảo Guam, 27 Năm Sau - Tuyên Úy Nguyễn
Trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn - Phạm Văn Liễu
Ngày Quân Lực - Bùi Ðức Lạc
Cái Chết Của Sử Gia Phạm Văn Sơn - Nguyễn Văn Dưỡng
Trong Cảnh Sống Còn - Nguyễn Tấn Hưng
Những Ngày Cuối Cùng Của Hải Vận Hạm Hậu Giang - Hoàng Sa NQT
Trận Phan Rang (Tháng 4/75) - Trương Dưỡng
Tây Nguyên Sóng Dậy - Bùi Ðức Lạc
Nhớ Về Tháng Tư 1975: Vùng IV Duyên Hải Những Ngày Cuối - Nguyễn Duyệt
Thiên Anh Hùng Ca - Bùi Ðức Lạc
Người Tù Trại Phong Quang - Ngô Xuân Hùng dịch
Phúc Trình Weyand (Phần 2) - Trần Ðỗ Cẩm dịch
Phúc Trình Weyand (Phần 1) - Trần Ðỗ Cẩm dịch
Ban Mê Thuột: Những Ngày Ðầu Trong Tay Cộng Quân - Nguyễn Ðịnh
Biệt Hải: Chuyến Công Tác Thanh Hóa - Nguyễn Văn Kha
Biệt Hải: Chuyến Công Tác Bầu Tró (Ðồng Hới) - V.12
Ðại Tá Ngô Thế Linh - Nhân Viên T 70
Ban Mê Thuột Ngày Ðầu Chiến Cuộc - Nguyễn Ðịnh
Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 8) - Phạm Văn Sơn
Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 7) - Phạm Văn Sơn
Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 6) - Phạm Văn Sơn
Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 5) - Phạm Văn Sơn
Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 4) - Phạm Văn Sơn
Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 3) - Phạm Văn Sơn
Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 2) - Phạm Văn Sơn
Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968 (Phần 1) - Phạm Văn Sơn
Bí Mật Về Trận Thất Thủ Ban Mê Thuột - Lữ Giang
Mặt Trận Tây Nguyên 1975 - Trung Tá Ngô Văn Xuân
Những Ngày Cuối Cùng Trên Liên Tỉnh Lộ 7B - Khuyết Danh
Nhìn Lại Trận Ðánh Ban Mê Thuột - Ðại Tá Nguyễn Trọng Luật
Trung Ðoàn 44 Trong Mùa Hè Ðỏ Lửa - Trung Tá Ngô Văn Xuân
Tết Mậu Thân Tại QÐ II - Ðại Tá Trịnh Tiếu
Hoạt Ðộng Của BK Dù Tại Bắc Việt - Trung Tá Nguyễn Văn Vinh
Bắc Việt Tấn Công Xuân Lộc - Hồ Ðinh
Máu Lửa ... Charlie - Ðoàn Phương Hải
Tướng Nguyễn Khoa Nam: Hồi ký của SQ tùy viên- (Lê Ngọc Danh)
Chuyến Công Tác Cuối Cùng Của HQ 09 - (Hoàng Ðình Báu)
Tưởng Niệm Cố Ðại Tá Ngô Thế Linh - (Ngô Xuân Hùng)
Mùa Hè Ðỏ Lửa 72 - (Cọp Biển Trần Ngọc Nam)
Cộng Sản Bắc Việt Xâm Lăng - (Trung Tá Trần Văn Hiển)
Poulo Wai - Ðột Kích Thám Sát Người Nhái - (Trịnh Hòa Hiệp)
Liên Ðoàn Người Nhái - (Lê Quán)
Giang Ðoàn 26 Xung Phong: Những Giòng Sông Cũ ... - (Trần Ðỗ Cẩm)
HQ 802- Những Ngày Cuối Trên Biển Ðông - (Vũ Quốc Công)
Từ Ban Mê Thuột Ðến Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên - (Tôn Quang Tuấn)
Những Kỷ Niệm Gia Ðình Với Tướng Nguyễn Khoa Nam - (Nguyễn Thái Dương)
Thương Tiếc Viết Về Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam - (Nguyễn Khoa Phước)
Tướng Cao Văn Viên Kể Lại 2 Buổi Họp Lịch Sử Tháng 3/75 - (Vương Hồng Anh)
Tưởng Niệm Tướng Trần Văn Hai (1) - (Người Lính Già)
Những Giờ Phút Cuối Cùng Của Tướng Trần Văn Hai - (Trịnh Văn Ngạn)
Chiến Ðấu Ðến Cùng - (Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi)
Phong Cách Anh Hùng Của Tướng Phạm Văn Phú - (Nguyễn Ðông Thành)
Tướng Lê Văn Hưng (2) - (Bà Lê Văn Hưng, nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng)
Tướng Lê Văn Hưng (1) - (Dale Andrade)
Thiên Thần Mũ Ðỏ Ai Còn Ai Mất - (Tướng Lê Quang Lưỡng)
Tướng Lê Nguyên Vỹ (2) - (Nguyễn Văn Tín)
Tướng Lê Nguyên Vỹ (1) - (Thanh Sơn)
Một Ngày Với Ðô Ðốc Chung Tấn Cang - (Phỏng Vấn - Phan Lạc Tiếp)
Lực Lượng Ðặc Biệt Hải Quân: Sở Phòng Vệ Duyên Hải - (Trần Ðỗ Cẩm)
Mặt Trận Tam Biên 1972 - (Người Lính QLVNCH)
Lam Son 719 Operation (in English) - (Maj. Gen. Nguyen Duy Hinh)
Liên Ðoàn Ðặc Nhiệm "Hổ Biển" - (Lê Bá Thông)
Quân Sử: Chuyện Tiểu Ðoàn 1 "Quái Ðiểu" TQLC - (Bao Bất Ðồng)
Hải Sử: Trận Ba Rài - (Phan Lạc Tiếp)
Bài Nói Chuyện Của Ðại Tướng Nguyễn Khánh - (Lê Ðình Cai dịch)
Quân Sử: Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo - (Nguyễn Tuyển)
Quân Sử: Ngày Cuối Cùng Của Ðại Tá Lê Ðức Ðạt - (Vương Hồng Anh)
Quân Sử: Biệt Cách Dù Và Quân Dù Trong Ngày 30-4-75 - (Vương Hồng Anh)
Hồi Ký: Chuyến Di Tản Buồn - (Lê Bá Thông)
Hồi Ký: Sanh Nam ... Tử Bắc - (Cá Kình Nguyễn Văn Tâm)
Thương Tiếc viết về Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam - (Bào đệ Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam)
Hồi Ký: Huế, Mậu Thân và Tôi - (Mũ Xanh Nguyễn Văn Phán)
Hồi Ký: Vì Sao Tôi Bỏ Quân Ðoàn I ? - (Trung Tướng Ngô Quang Trưởng)
Hồi Ký: Ngày Tàn Cuộc Chiến - (Ðại Tá Lê Nguyên Bình)
Biên Khảo: Ðường Mòn Hồ Chí Minh - (Trần Ðỗ Cẩm)
Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 1/6) - (Trần Ðỗ Cẩm)
Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 2/6) - (Trần Ðỗ Cẩm)
Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 3/6) - (Trần Ðỗ Cẩm)
Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 4/6) - (Trần Ðỗ Cẩm)
Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 5/6) - (Trần Ðỗ Cẩm)
Biên Khảo: Biến Cố Vịnh Bắc Việt Tháng 8 năm 1964 (Bài 6/6) - (Trần Ðỗ Cẩm)
Biên Khảo: Khái Lược Về Lịch Sử Hình Thành Của Quân Lực VNCH (Phần 1) - (Trần Ðỗ Cẩm & Trần Hội)
Biên Khảo: Khái Lược Về Lịch Sử Hình Thành Của Quân Lực VNCH (Phần 2) - (Trần Ðỗ Cẩm & Trần Hội)
Quân sử: Tống Lê Chân, Tiền Ðồn Quá Xa - (Trần Ðỗ Cẩm)
Phóng đồ Trận đánh tại Tống Lê Chân - (Trần Ðỗ Câm)
Hình Ảnh Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - (Trần Ðỗ Cẩm)
Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 1 - (Trần Ðỗ Cẩm)
Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 2 - (Trần Ðỗ Cẩm)
Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 3 - (Trần Ðỗ Cẩm)
Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 4 - (Trần Ðỗ Cẩm)
Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân tại Hạ Lào - Bài 5 - (Trần Ðỗ Cẩm)
Phóng Ðồ Kế Hoạch Ðiều Quân Lam Sơn 719 - (Trần Ðỗ Cẩm)
Phóng Ðồ Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân Tại Hạ Lào - (Trần Ðỗ Cẩm)
Hồi Ký: Tô Phạm Liệu, người ở lại Charlie - (Phạm Anh Dũng)
Mặt Trận Tân Cảnh - Kontum 1972 - (Ðại Tá Trịnh Tiếu)
Cơn Uất Hạ Lào - (Bùi Ðức Lạc)
Ðường Về Kotum - (Bùi Ðức Lạc)
Tân Cảnh: Kẽm Gai Bọc Thây Anh Hùng - (Bùi Ðức Lạc)